GroupB – 303 – Hieu Phung – Translation assignment for week 1 Viet

Hi everybody and nice to meet you

As a student who seldom uses English everday, I found something difficult to understand when doing this V-trans exercise. Therefore, I ‘m sure that I can’t avoid mistakes in my post.

I hope that I could receive your precious advices if I have made any mistakes.

Source: Back to Square One – A New Turning Point by Anita  H. posted her profile on LinkedIN: sg.linkein.com/pub/anita-hoang/86/b1b/b39/

Xin chào tất cả mọi người có kết nối với LinkedIn

Tôi được mời viết những dòng nhật ký đầu tiên trên mạng LinkedIn và tôi rất vui khi làm điều đó. Dưới đây là một vài suy nghĩ trong ngày.

Nếu có ai đó bảo rằng tôi là một người đầy tham vọng và chỉ biết nghĩ đến sự nghiệp, tôi sẽ kịch liệt phản đối, bởi tôi không nghĩ mình là một người như thế. Tuy nhiên tôi phải thừa nhận rằng, tôi là một người hay tham công tiếc việc, làm việc thật sự khiến tôi cảm thấy hạnh phúc.

Thật ra, tôi thích làm những gì được tổ chức tốt và có cấu trúc nhất định. Vì thế việc đọc một quyển từ điển mang lại cho tôi rất nhiều niềm vui thích, đó là do tất cả các từ trong đó được định nghĩa một cách rõ ràng, có hệ thống, liên tiếp hết từ này đến từ khác, cũng giống như đống đồ trong tủ quần áo của tôi vậy, được sắp xếp tuần tự theo màu sắc, kích cỡ, chất liệu vải và theo hoạt động mà tôi dự định tham gia.

Thế nên trong công việc, tôi cũng rất thích phân loại, phân mục và tập hợp những tài liệu của tôi theo từng chủ đề. Tôi không biết là do lần đầu được đào tạo thành thư ký đã tạo cho tôi thói quen đó hay do nghề nghiệp đầu tiên của tôi ở lĩnh vực thống kê đã ‘phát động’ thói quen này như một nỗi ám ảnh về thứ tự, ít nhất là trên mặt giấy. Nhưng có một vài điều chắc chắn, đó chính là được đào tạo tại Thụy Sĩ, nơi mà bạn có thể được yêu cầu viết lại toàn bộ lá thư của mình chỉ vì 3 lỗi đánh máy, thì việc đó sẽ không khiến bạn trở thành một bà cô già cỗi khó tính.

Một điều tệ hại là tôi có xu hướng đi theo nhiều lĩnh vực, như: lịch sử, quan hệ quốc tế, tâm lý học, tôn giáo, trường phái Thiền, luật, xã hội học, giao tiếp liên văn hóa, dịch thuật, tiếp thị, phương tiện truyền thông xã hội,…

Chúng ta có thể xem đây là một sự tham lam? Hẳn là thế, theo quan niệm của tín đồ đạo Phật.

Chúng ta có thể xem đây là một sự không an toàn? Một cách nào đó, chúng ta có thể hiểu như vậy theo quan điểm của Nietzche và Hegel.

Chúng ta có thể xem đó là một sự khỏe mạnh? Cũng tốt thôi, bởi nó phụ thuộc vào cách mà bạn nhìn nhận mọi thứ.

Chồng tôi cam đoan với tôi rằng tôi không chi tiêu nhiều, như thể rằng tôi không hề đi mua sắm. Hehe. Đó là một điểm tốt, bởi nó hoàn toàn đúng, nếu bạn thấy buồn chán bạn sẽ đi mua sắm và hiển nhiên phải chi tiền. Còn tôi, tôi không hề buồn chán. Tôi có nhiều việc để làm. Đọc hàng tấn quyển từ điển, ví dụ như “Từ điển (tiếng Anh) của chim cánh cụt về quan hệ quốc tế”, quyển mà tôi mất hơn 3 năm để đọc nó và cho đến hiện tại vẫn chưa đọc hết, sau đó là quyển “Từ điển tiếng Việt của đạo Phật”, quyển mà đã 5 năm từ khi tôi mua nó, tôi thậm chí vẫn chưa đọc được 1/10 của quyển sách dày cộm này; hay “French Lexique des termes juridiques” (Từ điển pháp luật tiếng Pháp), quyển mà tôi mất gần như 5 năm để đọc nó kể từ khi tôi quyết định đọc luật và bắt đầu với quyển ‘Từ điển chú thích cho hệ thống pháp luật tiếng Anh’ và “Từ điển Latin về các điều khoản Luật”…

Cứ thế, danh sách ấy dần tăng lên, và vì tôi sẽ tiếp tục hoàn thành những bài tập như vậy rất nhiều năm nữa nên tôi đã quyết định tận dụng lợi thế của các ứng dụng mới để đưa ra kết quả nghiên cứu của mình và chia sẻ với các nghiên cứu viên đồng nghiệp thông qua các bài blog và ấn phẩm trực tuyến.

Một trong số các bài blog đó nằm trên website: http://yourvietbooks-references.blogspot.com, nơi mà tôi đề xuất tài liệu tham khảo cho các môn học MBA. Tôi đang làm một chuỗi các chú thích song ngữ Anh – Việt để giúp các sinh viên cho bước chuẩn bị để đến với khóa học MBA quốc tế.

Một số khác được dành riêng cho phần kết quả nghiên cứu ở mục phương pháp nghiên cứu trong Luận án tiến sĩ của tôi tại UPEC. Tôi xem blog này như chiếc bàn giấy, nơi mà tôi ghi chú lại những quyển sách, những đoạn ghi hình, ghi thanh và những tài liệu tham khảo khác về lĩnh vực triết học, xã hội học, kinh tế, chính trị có liên quan đến đề tài tôi nghiên cứu.

Nhưng dự án ưa thích của tôi vẫn là nhằm mục đích quảng bá và dịch những QUYỂN SÁCH VỀ VIỆT NAM, dưới đường link http://yourvietbooks.com. Trong blog này, tôi đề xuất một loạt những quyển sách của tác giả Việt Nam đã được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, và hiện tại được bán bởi Amazon.com (không phải bởi tôi!!!). Bước tiếp theo, tôi đang làm việc để chọn ra những quyển sách về lịch sử, triết học và văn học và dịch chúng sang tiếng Anh và/hoặc tiếng Pháp để dành cho những độc giả không phải là người Việt.

Tôi cũng vừa bắt đầu việc dịch thuật một chuỗi những quyển sách được tặng bởi các tác giả nói tiếng Anh có mong muốn tiếp cận với độc giả Việt Nam: loạt sách đầu tiên trong số đó là “Không gian Phật pháp” được viết bởi tác giả Dillon Masters, một tác giả người Mỹ theo Phật giáo. Dự án thứ hai được đặt tên theo quyển sách: “Câu chuyện của Việt Nam” của tác giả Trương Bửu Lâm, một giáo sư lịch sử người Mỹ gốc Việt. Dự án thứ ba được tôi bắt đầu vào đầu năm 2014 với tên “Tiếng Anh chuyên ngành MBA dành cho sinh viên Việt Nam”, bao gồm những môn học cốt lõi của phần lớn các chương trình MBA.

Bạn thấy đấy, thời gian nhàn rỗi của tôi hầu như đã bị chiếm lĩnh cả. Còn của bạn thì sao?

Tôi mong chờ được nghe câu chuyện của bạn. Một ngày tốt lành nhé.

Anita. H

3 thoughts on “GroupB – 303 – Hieu Phung – Translation assignment for week 1 Viet

  1. Hi Hieu Phung,
    In the main your Comprehension of English is good as you understand the message. However, I find some translated expressions a bit clumsy. Please wait for the release of the sample translation, available already but scheduled to be released once I have got MOST submissions. Have a nice day. Prof Anh Tho Andres.

    Liked by 1 person

Leave a comment